(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Bước tới nội dung

HTV2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HTV2 - Vie Channel
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Hệ thốngĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình
Định dạng hình1080p HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuBan Biên tập các kênh truyền hình số và cáp - Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2003 - nay)
Kênh liên quanHTV1, HTV3, HTV Key, HTV7, HTV9, HTV Thể Thao, ON Vie Giải Trí, ON Vie Dramas
Lịch sử
Lên sóng1 tháng 10 năm 2003; 20 năm trước (2003-10-01)

HTV2 - Vie Channelkênh truyền hình giải trí tổng hợp được phát sóng liên tục với thời lượng 24/7 từ ngày 1 tháng 11 năm 2003. Kênh được đặt dưới sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Vie Channel thuộc DatViet VAC Group Holdings và Ban Biên tập các kênh truyền hình Số & Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đây, HTV2 là kênh thể thao tổng hợp, lên sóng thử nghiệm từ tháng 10 năm 2003 và chính thức vào tháng 11 cùng năm.[1] Từ ngày 5 tháng 5 năm 2008, kênh này chuyển thành kênh giải trí nhưng chưa có giấy phép, nên chỉ sau một năm HTV2 trở lại với vai trò là kênh thể thao, trước khi chính thức trở thành kênh giải trí tổng hợp vào năm 2010.[2] Tổng khống chế kênh HTV2 - Vie Channel được đặt tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm phát hình & Ban Biên tập các kênh truyền hình Số & Cáp quản lý.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Logo của kênh HTV2 (5 tháng 5 năm 2008 - 10 tháng 7 năm 2009)

Kênh HTV2 bắt đầu phát sóng thử nghiệm vào ngày 1 tháng 10 năm 2003 dưới dạng kênh truyền hình kỹ thuật số trên kênh 30 UHF, cùng với các kênh HTV1 (thông tin công cộng), HTV3 (thiếu nhi) và HTV4 (khoa giáo).[3] Ban đầu, kênh được phát với thời lượng 9 giờ/ngày (15:00–24:00), chuyên về thể thao trong nước và thế giới. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2003, HTV2 phát sóng chính thức với thời lượng 24/7, thuộc quyền sở hữu của HTV.

Tại SEA Games 22, cùng với các kênh truyền hình khác của HTV, HTV2 đã tham gia vào việc đưa tin và truyền hình trực tiếp hầu hết các môn thi đấu, góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền kỳ đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á mà lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức.[3]

Các chương trình thể thao trên kênh HTV2 bao gồm các giải bóng bàn truyền thống Cây vợt vàng, giải bóng bàn Đông Nam Á, quần vợt Challenger, bóng đá (V-League, hạng nhất quốc gia), các giải cầu lông, bóng chuyền, bơi lội… và các giải bóng đá Ý, Tây Ban Nha, Anh, AFF Cup, quần vợt Grand Slam, đua xe MotoGP, các chương trình thể thao chính luận, các sự kiện lớn (World Cup, Euro, ASIAD, Olympic)... phát sóng cùng với HTV7HTV9.

Từ những năm 2006, theo chủ trương xã hội hóa các kênh sóng của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, đài đã hợp tác cùng Công ty Truyền thông quốc tế Ánh Bình Minh thuộc Tổ hợp truyền thông Đất Việt hợp tác phát sóng và sản xuất chương trình kênh HTV2. Trong thời gian này, HTV2 bắt đầu có thêm các nội dung giải trí, sự kiện trực tiếp, ca nhạc, phim truyện... và các chương trình phim truyện và gameshow phát lại từ HTV9HTV7; bên cạnh việc duy trì các chương trình thể thao. Ngày 5 tháng 5 năm 2008, HTV2 được mở rộng nội dung và định hướng là kênh truyền hình "2 trong 1" - vừa thể thao vừa giải trí.[4][5]

Ngày 27 tháng 8 năm 2009, do yêu cầu của Sở Thông tinTruyền thông Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm thủ tục giấy phép chuyển nội dung của kênh, HTV2 phải tạm ngừng các chương trình giải trí và quay trở lại với định hướng ban đầu là kênh truyền hình chuyên biệt về thể thao.[6][7] Đến ngày 16 tháng 10 năm 2010, HTV2 chính thức quay trở lại với vai trò kênh giải trí tổng hợp sau khi đã giải quyết xong giấy phép về kênh này.[8][2][9]

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, HTV hợp tác với công ty cổ phần Vie Channel để phát triển thương hiệu nhận dạng riêng là Vie Channel - HTV2.

Ngày 16 tháng 1 năm 2023, tên gọi kênh Vie Channel tạm thời được gỡ bỏ khỏi nhận diện của kênh HTV2 để phù hợp với hoạt động của Luật Báo chí, nhưng công ty Vie Channel vẫn quản lý nội dung của kênh này. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, kênh HTV2 đã được thêm trở lại thương hiệu "Vie Channel".

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Từ 1-10, HTV phát thử nghiệm kênh truyền hình kỹ thuật số thể thao”. báo Tuổi trẻ Online. ngày 19 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ a b H.Lê (17 tháng 9 năm 2010). “HTV2 trở thành kênh giải trí, phát sóng quảng bá từ 16-10”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b ONLINE, TUOI TRE (1 tháng 10 năm 2003). “Thu sóng truyền hình kỹ thuật số”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Đ.H. (9 tháng 6 năm 2008). “Nhiều chương trình mới trên HTV2 trong "giờ vàng". Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ ONLINE, TUOI TRE (2 tháng 5 năm 2008). “Từ 5-5, HTV2 chính thức trở thành kênh giải trí”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ ONLINE, TUOI TRE (29 tháng 8 năm 2009). “HTV2 ngưng phát chương trình giải trí từ ngày 27-8”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (29 tháng 8 năm 2009). “HTV2 ngừng phát sóng phim truyện”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ NLD.COM.VN. “HTV2 trở thành kênh giải trí tổng hợp”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ thanhnien.vn (16 tháng 9 năm 2010). “HTV2 trở lại và thành kênh Giải trí tổng hợp”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]