(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Bước tới nội dung

Trợ giúp:Tải tập tin lên

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Băng Tỏa (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 22:40, ngày 9 tháng 7 năm 2022. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Có thể bạn đã thấy là các bài viết bách khoa trên Wikipedia ngoài nội dung bài viết ra còn chứa các hình ảnh minh họa. Đó có thể là ảnh chụp, tranh vẽ, tác phẩm hội họa, bản đồ, tranh hoạt hình, ký hiệu, biểu đồ v.v. Hình ảnh giúp cho bài viết sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tải ảnh lên Wikipedia.

Kiểm tra xem đã có hình tương tự chưa

Bước đầu tiên, bạn hãy kiểm tra xem hình đã có ở Wikimedia Commons chưa, đây là kho lưu trữ các tập tin có giấy phép tự do cho mọi dự án Wikimedia trong mọi ngôn ngữ. Bạn cũng có thể xem qua kho hình có sẵn của Wikipedia tiếng Việt, vì biết đâu ở đấy đã có hình bạn cần. Nếu bạn đã kiểm tra mà vẫn không thấy, vậy thì bạn có thể tải hình lên Wikipedia tiếng Việt để dùng.

Tải ảnh

Để tải hình lên, bạn cần phải tạo tài khoản, đăng nhập rồi nhấn vào nút Tải tập tin lên ở cột bên trái rồi làm theo các bước hướng dẫn.

Chú ý: Hình bạn tải lên không được vi phạm bản quyền. Nếu bạn chưa quen, xin đọc hướng dẫn về bản quyền hình ảnh tại Wikipedia:Quyền về hình ảnh. Nếu bạn ấn vào nút "Tải lên tập tin không tự do" tại trình tải lên, bạn cần phải điền các thông tin như tập tin của bạn và miêu tả tập tin, sau đó chọn giấy phép trong ô Cung cấp thông tin nguồn và bản quyền và ghi tất cả các thông tin vào ô hướng dẫn phù hợp cho hình ảnh và cũng như giải thích tại sao. Thiếu các thông tin này, tập tin có thể bị xóa bất cứ lúc nào không cần báo trước.

Nếu bạn tải lên một hình không tự do, thì hình của bạn cần phải có độ phân giải thấp nhằm đáp ứng quy định về nội dung không tự do của Wikipedia và luật bản quyền của Hoa Kỳ. Nhỏ tức là bạn lấy chiều ngang nhân chiều cao sao cho phải ra được một con số nhỏ hơn 200.000. Để giảm độ phân giải, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của LRBot (đọc hướng dẫn sử dụng tại trang thành viên của bot) hoặc tự làm bằng tay. Để làm bằng tay, bạn search Google "resize image" rồi vào các trang web đó để giảm độ phân giải của hình ảnh. Nếu bạn không muốn giảm độ phân giải của hình ảnh (vì sợ hỏng các chi tiết của hình chẳng hạn, thường ngoại lệ này chỉ áp dụng cho ảnh chụp màn hình trang web trên máy vi tính), thì bạn vẫn phải thiết lập độ phân giải thủ công của hình ảnh để đạt mức nhỏ nhất có thể mà không làm hỏng nội dung cần truyền đạt của hình và đặt bản mẫu {{non-free no reduce}} vào trang mô tả của hình ảnh sau khi tải lên. Việc sử dụng bản mẫu này và kích thước tối đa của hình ảnh phải phù hợp với tiêu chuẩn nội dung không tự do của Wikipedia.

Hình từ các Wikipedia ngôn ngữ khác

Khi bạn muốn lấy hình ảnh từ các Wikipedia ngôn ngữ khác, bạn ấn vào hình đó, xem thông tin về hình. Nếu thông tin cho biết là hình đã có ở Commons thì bạn có thể sử dụng ngay trong bài viết của bạn, với tên hình giống y chang tên tại Commons. Bạn chỉ cần truyền lên, khi muốn sửa chữa lại hình, ví dụ Việt hóa các dòng chữ trong hình.

Nếu hình không ở trong Commons, bạn xem các giấy phép và thông tin nguồn gốc của hình đã đảm bảo phù hợp Wikipedia:Quyền về hình ảnhWikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh chưa. Nếu phù hợp, bạn có thể tải về máy mình rồi truyền lên. Trong trường hợp giấy phép hình phù hợp với tiêu chuẩn của Commons và bạn biết tiếng Anh, bạn nên truyền lên Commons thay vì truyền lên Wikipedia Tiếng Việt.

Khi truyền lên bạn vẫn cần ghi đầy đủ nguồn gốc tập tin bạn lấy, sao chép lại hoặc dịch lại các mô tả từ nguồn, đặc biệt dùng đúng giấy phép như hình nguồn. Một cách đơn giản để dùng đúng lại giấy phép của hình gốc là thực hiện các bước sau:

  1. Ấn chuột lên hình để đến trang miêu tả về hình
  2. Ấn chuột vào tab sửa đổi để xem mã nguồn của trang miêu tả này
  3. Sao chép lại mã nguồn này
  4. Khi truyền hình này lên đây, dán mã nguồn đó vào ô miêu tả về hình.

Để ghi lại nguồn gốc hình từ Wikipedia ngoại ngữ, bạn có thể thêm liên kết giữa ngôn ngữ đến hình đó.

Ví dụ, Hình:1934 Football World Cup poster.jpg, được lấy lại từ en:Image:1934 Football World Cup poster.jpg, có mã nguồn chứa mã nguồn giấy phép hình giống như hình gốc và liên kết đến hình gốc là

== Giấy phép ==
{{Sportsposter}}
[[en:Image:1934 Football World Cup poster.jpg]]

Định dạng

Dưới đây là lời khuyên cho việc sử dụng định dạng tập tin để giữ chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt với kích thước tập tin nhỏ trong Wikipedia tiếng Việt:

  • Với các sơ đồ, hình vẽ chứa ít màu sắc nên dùng định dạng đồ họa véc tơ SVG. Định dạng này cho phép phóng to thu nhỏ hình ảnh tùy ý mà chất lượng không thay đổi, vẫn sắc nét. Nó cũng là định dạng có mã nguồn mở, với đầy đủ thông tin về các lớp ảnh, giúp cho ảnh có thể được sửa chữa và phát triển bởi cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
  • Với hoạt hình ngắn, có thể lưu tập tin ở định dạng GIF; đây là định dạng có độ nén tốt với chất lượng hình ảnh phù hợp cho nhiều hoạt hình dùng hình vẽ, không gây thất thoát thông tin khi nén.
  • Với ảnh chụp, định dạng giữ được chất lượng ảnh cao với kích thước tập tin nhỏ là JPEG (cũng được biết đến là JPG). Với định dạng này, khi nén tập tin có kích thước nhỏ đi thì sẽ mất thông tin.
  • Với các dạng hình ảnh tĩnh khác, dùng PNG do nó cung cấp chất lượng ảnh sắc nét với kích thước tập tin nhỏ gọn và không mất thông tin khi nén.
  • Với biểu đồ lớn (khoảng một trang trở lên) hay thiết kế xây nhà, có thể dùng định dạng PDF (để mở lên trong Adobe Acrobat hay Adobe Reader).
  • Với đoạn âm thanh, video có thể dùng định dạng OGG.

Sau khi tải xong

Sau khi tải lên xong, bạn nên đọc qua trang mô tả hình của tập tin mình vừa tải lên để xem xem có còn thiếu thông tin gì hay không. Để chắc ăn, bạn nên ghi càng nhiều thông tin về tập tin này càng tốt. Bạn đừng quên là tập tin nào cũng không được phép thiếu nguồn và giấy phép. Do đó, nếu thấy vẫn còn thiếu một trong hai thứ đó thì bạn hãy bổ sung ngay.

  • Bạn cũng có thể đánh dấu theo dõi tập tin. Sau khi đánh dấu bằng cách bấm vào hình ngôi sao ở phía trên bên phải, tập tin sẽ nằm trong danh sách theo dõi của bạn.
  • Để xem tất cả những tập tin bạn từng tải lên Wikipedia, hãy vào Đặc biệt:Danh sách tập tin rồi gõ tên tài khoản của mình vào khung Tên hiệu.

Dùng trong bài

Nếu hình đã ở trên Wikipedia, bạn hãy chèn hình vào bài theo hướng dẫn trong Trợ giúp:Hình ảnh. Các đoạn âm thanh có thể được dùng theo hướng dẫn tại Wikipedia:Đoạn âm thanh.

Ghi đè hình cũ

Đôi khi có một hình ảnh cần phải sửa đổi, ví dụ vì chứa thông tin chưa chính xác hoặc nội dung vẫn như thế nhưng hình mới hơn. Lúc đó, chúng ta có thể tải về, sửa lại theo ý muốn, rồi truyền lên theo đúng tên gọi cũ. Khi truyền lên, phần mềm sẽ thông báo là đã có tập tin trùng tên và bạn có lựa chọn ghi đè lên tập tin cũ. Đợi một thời gian cho các máy móc cập nhật (ví dụ đợi 1 ngày), hình mới sẽ xuất hiện trên các trang liên quan.

Trường hợp bạn vô tình ghi tên một tập tin trùng với tập tin khác có sẵn, xin đổi tên khác để truyền lên.

Các phiên bản cũ của hình đã bị ghi đè vẫn được lưu trong trang mô tả về hình. Lịch sử các lần truyền lên cùng một hình được hiện ra với ngày giờ, thành viên truyền lên, và liên kết đến các phiên bản. Các thành viên đã đăng nhập có thể có nút giúp phục hồi phiên bản cũ của hình.

Xem thêm

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia