Bỏ cấm khái niệm 'ca khúc trước 75, ca sĩ hải ngoại'?

Khánh Ly, cùng Thanh Thúy và Hoàng Oanh, là vài nữ ca sĩ vang danh thời Việt Nam Cộng hòa đã ra đi vào thời điểm 30/4/1975.
Chụp lại hình ảnh, Ca sĩ Khánh Ly là một trong những nữ ca sĩ vang danh thời Việt Nam Cộng hòa đã rời Việt Nam vào thời điểm 30/4/1975.

Ông Nguyễn Quang Vinh, quyền cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết cục muốn bỏ khái niệm 'ca khúc trước năm 1975' và 'ca sĩ hải ngoại', theo báo Tuổi Trẻ.

Đây là một điều nằm trong dự thảo nghị định nghệ thuật biểu diễn mà cục sẽ trình Chính phủ để phê duyệt trong tháng 11 ngày.

Ông Vinh lý giải: "Bỏ cấp phép cho ca khúc nghĩa là ca khúc sáng tác ở thời gian, không gian nào cũng bình đẳng như nhau, không có khoanh vùng đặc biệt để cấp phép."

"Trước hay sau 1975 đều như nhau."

Theo báo Thanh Niên hôm 15/11, ông Vinh giải thích rằng "có người Việt định cư ở nước ngoài, một số ca sĩ, nghệ sĩ phía nam, một số ra đi trước năm 1975".

"Lịch sử không thể chối cãi và không thể phủ nhận."

"Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, để người dân có quyền hưởng thụ giống nhau, người trực tiếp tham gia nghệ thuật là ở Mỹ hay Nga, nam hay bắc đều có quyền chung giống nhau."

Chụp lại video, ‘Tôi đi khắp đó đây du ca về quê hương tôi

Ông Vinh cho rằng việc xây dựng nghị định hướng tới điều công bằng đó để thuận tiện hơn cho quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

"Tại sao cho người ta quyền mời cả đoàn nghệ sĩ nước ngoài, nhưng lại không cho họ mời nghệ sĩ VN ở nước ngoài."

Về các bài hát sáng tác trước 1975, ông Vinh nói rằng có thể sẽ "không còn bài hát trước hay sau năm 1975 nữa".

Và ông Vinh nói thay vì lên danh sách các bài hát được cấp phép, thì có thể sẽ ra tiêu chí cấm.

"Bất kể bài nào phạm những điều này sẽ không được hát. Bài hát trước hay sau năm 1975 đều như vậy.

"Các sản phẩm nếu có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân, hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng sẽ không được sử dụng dưới mọi hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng."

Chụp lại video, Ca sỹ Chế Linh hát "Ai cho tôi tình yêu"

Theo báo Tuổi Trẻ, trước khi đề ra dự thảo nghị định này thì cục đã có thực hiện cuộc thăm dò lấy ý kiến rộng rãi trong 8 tháng.

Đối tượng thăm dò là người của các sở VH-TT, sở VH-TT-DL, các doanh nghiệp văn hóa, đối tượng chịu sự tác động là doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề liên quan, thậm chí cả nghệ sĩ, theo ông Vinh.

"...chúng tôi đặt vấn đề không còn khái niệm bài hát trước 1975, không nên đặt khái niệm người VN định cư ở nước ngoài," ông Vinh nói.

"Tóm lại, các sản phẩm lưu hành ở VN phải là các sản phẩm không có nội dung bị cấm như nêu trên. Số đông là đồng ý với chúng tôi."

Các ca khúc trước năm 1975, hay còn gọi là "nhạc vàng" đã có một thời gian bị cấm phát thanh và cấm lưu hành sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Chụp lại video, Phỏng vấn ca sỹ Lưu Việt Hùng và Huỳnh Phi Tiễn

Bài viết "Đi tù vì nhạc vàng" của tác giả Gia Hiền trên báo VnExpress đăng hồi tháng 4/2017 có mô tả về sự cấm đoán này.

Đến tận đầu thập kỷ 90, nhiều bản "nhạc vàng" vẫn chịu một lệnh cấm không rõ ràng, và được mô tả là buồn nản tiêu cực", "bi quan, yếm thế", tác giả viết.

Tác giả kể một nhân vật vào tù 15 năm vì "tội nghe và truyền bá 'nhạc vàng'" và khi ra tù, không còn nhà cửa, vợ con và khi nghe chính những điệu "nhạc vàng" bật công khai ở các quán cà phê đã khiến nhân vật "mất trí" và qua đời không lâu sau.

Gần đây nhất vào 15/3/2017, có 5 ca khúc sáng tác trước 1975 gồm "Cánh thiệp đầu xuân", "Rừng xưa", "Chuyện buồn ngày xuân", "Con đường xưa em đi" và "Đừng gọi anh bằng chú" đã bị chính Cục Nghệ thuật Biểu diễn yêu cầu tạm dừng lưu hành.

Dự thảo này cũng đã nhận được sự quan tâm từ dư luận trên mạng xã hội.

Bỏ qua Facebook tin, 1

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 1

Bỏ qua Facebook tin, 2

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 2