(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Hôm nay,  
Tôi lớn lên từ khu xóm gần hồ Tịnh Tâm. Trong xóm tôi ở toàn các ông Giáo, ông Trợ, ông Phán, ông Nghè, ông Thông được ghép tên thật phía sau, và người ta thường gọi như thầy Trợ Hiếu, bác Phán Quỳnh, v.v... Tôi xin kể về gia đình bà Thông Hợp và gia đình thầy Giáo Mạnh...
Tiệm giặt ủi “Simply Launderette & Dry Cleaning”, phòng ngoài, chỗ tiếp khách. Không có khách. Người phụ nữ tên Mai Thi Nguyen đang ngồi sau cái bàn trên đặt cái máy tính tiền, nằm cạnh cái quầy. Mai Thi Nguyen, từ giờ chúng ta sẽ gọi là Mai, chủ động lấy điện thoại ra gọi...
Tôi nhận được điện thư với tựa đề: Quang Ngai – IVS (International Voluntary Services) English School – Trường ông Dave. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng thật vui. Tên người gởi là Nguyễn Văn Kông. Tôi nhớ ngay đến thầy giáo Kông của IVS Quảng Ngãi...
Có lần, trên Facebook của mình, Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn nhận xét rằng câu tán gái dở nhất, trong nhạc, là câu “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy” (“Nắng Chiều”, Lê Trọng Nguyễn), bởi, như sau đó anh đùa, nói thế có nghĩa là bây giờ em… tròn quá...
Tôi chở bà chị họ đến bệnh viện ở downtown thành phố. Cuộc hẹn therapy dài hạn kéo dài cả tháng cho 12 lần. Hôm nay là lần thứ hai. Đây là bệnh viện công của thành phố dành cho những người nghèo low income. Lần đầu đến tôi đã đi lạc vì có hai bệnh viện cùng tên ở cách nhau không xa, hỏi ra mới biết bệnh viện mới xây sẽ thay thế cho bệnh viện cũ...
Tôi choàng ngồi dậy, đẩy lớp khăn trắng đang phủ trên người, nhảy xuống giường, cả người sao nhẹ tênh một cách lạ thường! Xung quanh tôi, bao nhiêu người nằm la liệt, căn phòng lạnh ngắt buồn tẻ và vắng lặng, tất cả mọi người có vẻ nằm ngay ngắn, ai cũng có tấm drap trắng đắp che kín từ mặt đến chân, rất yên, thẳng tắp, không có chút phập phồng của hơi thở lên xuống...
Uyên và tôi ngồi bên mâm cơm, thức ăn đã được dọn sẵn lên chiếc “mâm đồng” đặt giữa bàn. Trong mâm, với đĩa cá kho, đĩa thịt “ba rọi” (ba chỉ) luộc, bát canh rau cải xanh nấu với tôm khô, đĩa dưa chua, đĩa cà pháo và một bát nước mắm đặt chính giữa. Mâm cơm như thế này có thể được gọi là sang trọng cho những kẻ còn phải đi trọ học như chúng tôi...
Bến đò chợ Giữa nằm ở ngã ba sông, một bên là chợ huyện, bên kia xuôi về kinh Cấm. Không ai còn nhớ tự bao giờ đã tên gọi khó nghe, đầy bí ẩn như vậy. Chỉ biết từ sau ngày “giải phóng”, chính quyền địa phương đã đổi tên mới là phường An Lạc...
Nhà Ba Thới ở trong khu vườn rộng. Hồi đó, khi còn cha, cha thường hay mời ban hội đồng về chè chén suốt, nên vui, lúc nào cũng có tiếng cười, tiếng chạm ly leng keng. Thế mà khi cha chết đi, nhà có 5 anh chị em, tự nhiên, lại xa rời nhau. Mỗi người em làm nhà trên một khoảng đất được chia. Bên này ngó qua bên kia thông thống. Mà nhà ai nấy ở, đèn ai nấy sáng, đi ra ngoài gặp nhau ngó lơ, không cười một cái, từ mấy chục năm nay...
Cơn gió bão từ tối hôm trước đã dịu đi trong giây lát; một tia nắng vàng nhạt xuyên qua mây khiến những mái nhà đá phiến xanh sáng bóng. Roger mở cửa sổ; anh nghe mùi tảo quen thuộc giạt vào bãi biển khi thủy triều dâng cao, và anh nhắm mắt lại hưởng một cách thích thú...
Lời bài hát đâu đó chợt văng vẳng bên tai khi cô bé Thủy rời khỏi nhà ra đi trong nước mắt giàn giụa. Thủy đi mà như chạy trốn tiếng chửi của người mẹ ghẻ vẫn còn gào lên sau lưng Thủy.
Nước Pháp hằng năm có nhiều triệu du khách ngoại quốc tới chơi. Năm rồi 2022, đang mùa dịch Vũ Hán, Pháp vẫn đón nhận 75 triệu du khách, đứng hạng nhứt thế giới, đem lại cho Pháp 57, 9 tỷ Euros...