(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Thành phố nào nằm trên hai châu lục khác nhau?

TPO - Điểm khác biệt lớn nhất của thành phố này so với những thành phố khác trên thế giới là trải dài từ châu Á sang châu Âu.

Tên nước nào sau đây trùng với  từ 'gà tây' trong tiếng Anh?

1. Tên nước nào sau đây trùng với từ 'gà tây' trong tiếng Anh?

  • A. Thổ Nhĩ Kỳ

    Câu trả lời đúng là A: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia xuyên lục địa với phần lớn lãnh thổ ở Tây Á và một phần ở đông nam châu Âu, có thủ đô là Ankara. Những quốc gia và khu vực chia sẻ đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ gồm: Bulgaria, Hy Lạp, Gruzia, Armenia, Iran, Cộng hòa tự trị Nakhchivan - khu vực tách rời của Azerbaijan, Iraq, Syria. Với lãnh thổ 783.562 km2, dân số Thổ Nhĩ Kỳ tính đến đầu năm 2019 là 82,5 triệu. Theo Dictionary, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là nguồn gốc của gà tây, con vật đã trở thành biểu tượng trong Lễ Tạ ơn của người Mỹ. Tuy nhiên, cả tên quốc gia này lẫn gà tây đều được viết là "turkey" trong tiếng Anh. Vậy danh từ chỉ gà tây được lấy theo tên nước hay tên nước xuất phát từ con vật này? Đầu tiên, từ "Turkey" dùng để chỉ "vùng đất người Turk chiếm đóng" từ những năm 1300, được sử dụng bởi tác gia Anh Geoffrey Chaucer trong cuốn thơ "The Book of the Duchess" (Sách của Nữ công tước). Từ "Turk" không rõ nguồn gốc, nhưng cũng xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Italy, Ả Rập, Ba Tư để chỉ người dân khu vực này. Vùng đất bị người Turk chiếm đóng được gọi là Đế quốc Ottoman từ những năm 1300 đến 1922. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự sụp đổ của Ottoman, nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập, lấy tên gọi mà từ lâu đã đề cập đến vùng đất đó. Như vậy, Turk (người Thổ) sống ở Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), điều này hợp lý về mặt ngôn ngữ. Thông qua Đế quốc Ottoman, những con gà Phi (xuất xứ từ miền đông châu Phi, có một số đặc điểm tương đồng với gà tây) đã được nhập khẩu vào châu Âu. Chúng được gọi là "turkey-cock" (đối với con trống) hoặc "turkey-hen" (đối với con mái), bởi vì chúng do người Thổ mang đến. Sau đó, khi gà tây (xuất xứ từ Bắc Mỹ) được đưa sang châu Âu, do thấy hình dáng của chúng giống gà Phi, người châu Âu cũng gọi chúng là "turkey". Sự nhầm lẫn đó đã dẫn đến việc loài vật ở tận Bắc Mỹ được gọi tên theo đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

  • B. Mỹ

  • C. Bỉ

Thành phố nào của Thổ Nhĩ Kỳ có dân số đông nhất Châu Âu?

2. Thành phố nào của Thổ Nhĩ Kỳ có dân số đông nhất Châu Âu?

  • A. Ankara

  • B. Istanbul

    Câu trả lời đúng là B: Theo World Atlas, với hơn 15 triệu dân sinh sống (tính đến cuối năm 2019), Istanbul có dân số đông dân nhất châu Âu hiện nay, vượt qua những thành phố lớn khác như London, Paris, Madrid… Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ với 20% dân số cả nước, do đó thường bị nhầm là thủ đô của nước này. Một phần lãnh thổ Instanbul nằm ở châu Âu và phần còn lại nằm ở châu Á, ngăn cách bằng eo biển Bosphorus - tuyến đường thủy dài 31 km nối giữa Biển Đen và biển Marmara. Theo Amazing Planet, hiện có hai cây cầu treo bắc qua Bosporus - cầu Bosporus và cầu Fatih Sultan Mehmet (cầu Bosporus II). Tuy nhiên, khách du lịch thường ghé thăm phía châu Âu của Istanbul hơn vì ý nghĩa lịch sử của nó. Hai phần ba dân số Istanbul sống ở phía châu Âu. Đây cũng là trung tâm thương mại của thành phố với các ngân hàng hay tập đoàn lớn. Phía châu Á có nhiều đại lộ to rộng, ít khách sạn và địa điểm du lịch hơn. Istanbul là một trong số ít thành phố trên thế giới trải dài ở hai châu lục. Một số thành phố tương tự cũng nằm trên cả châu Âu và châu Á là Orenburg và Magnitogorsk (Nga), Atyrau (Kazakhstan). Suez, thành phố cảng ở đông bắc Ai Cập bên kênh đào Suez, nằm ở châu Phi và châu Á. Trong nhóm thành phố đặc biệt này, Istanbul lớn nhất về diện tích.

  • C. Izmir

Istanbul là thủ đô hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ?

3. Istanbul là thủ đô hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ?

  • A. Đúng

  • B. Sai

    Câu trả lời đúng là B: . Bây giờ Istanbul là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 13 triệu dân. Tuy vậy thành phố này không phải là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ thay vào đó là Ankara – thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923. Vào thời Constantine Đại đế ông đã biến Istanbul thành thủ đô của đế chế Đông La mã vào năm 330 trước Công nguyên và ông đã tạo ra hàng loạt gò đồi theo kiểu La mã. Thành phố này cũng bắt đầu mang tên Contantinople /thành phố của Constantine/ trước khi nó được đổi tên thành Byzantium từ năm 660 sau Công nguyên. Contantinople đổi tên chính thức thành Istanbul vào năm 1930. Mặc dù đã được đổi tên nhưng người dân vẫn quen gọi với tên cũ, do đó Bưu điện Thổ Nhĩ Kỳ từ chối nhận những lá thư gửi theo tên thành phố cũ.

Thành phố này có đặc điểm khác biệt nào?

4. Thành phố này có đặc điểm khác biệt nào?

  • A. Được bao bọc bởi 7 dòng sông

  • B. Nằm trên 2 châu lục khác nhau

    Theo World Atlas, điểm khác biệt lớn nhất của Istanbul so với những thành phố khác trên thế giới là trải dài từ châu Á sang châu Âu. Bạn có thể ăn sáng ở phần đất châu Âu rồi ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh Bopshorus trước khi ăn tối ở châu Á. Eo biển Bosphorus – linh hồn của Istanbul là một eo biển dài 33km nối hai biển (biển Đen và biển Marmara) và hai châu lục Á-Âu.

  • C. Cả 2 nhận định trên

Istanbul từng là kinh đô của ?

5. Istanbul từng là kinh đô của ?

  • A. La Mã

  • B. Byzantine

  • C. Ottoman

  • D. Cả 3 đáp án trên

    Câu trả lời đúng là D: Theo sách "Lịch sử văn minh thế giới", được hình thành từ những năm đầu công nguyên, Istanbul đã phát triển, trở thành một trong những đô thành huy hoàng nhất trong lịch sử. Trong gần 16 thế kỷ sau sự tái thiết thành Constantinopolis vào năm 330, Istanbul từng là kinh đô của 4 đế quốc: la Mã (330-395), Byzantine (395-1204 và 1261-1453), Latin (1204-1261) và Ottoman (1453-1922).

Con đường nào sau đây từng đi qua Istanbul?

6. Con đường nào sau đây từng đi qua Istanbul?

  • A. Đường biển nối liền Á-Âu

  • B. Đường sắt xuyên Á-Âu

  • C. Con đường tơ lụa

  • D. Cả 3 đáp án trên

    Câu trả lời đúng là D: Vị trí chiến lược của Istanbul nằm trên Con đường tơ lụa, các mạng lưới đường sắt tới chu và Trung Đông, tuyến hải lộ duy nhất giữa biển Đen và Địa Trung Hải biến Istanbul thành một đô thị đặc biệt, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Vị trí chiến lược của Istanbul nằm trên Con đường tơ lụa, các mạng lưới đường sắt tới châu Âu và Trung Đông, tuyến hải lộ duy nhất giữa biển Đen và Địa Trung Hải biến Istanbul thành một đô thị đặc biệt, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bông hoa Tuylip đầu tiên được tìm thấy ở Istanbul vào năm nào?

7. Bông hoa Tuylip đầu tiên được tìm thấy ở Istanbul vào năm nào?

  • A. 1554

    Câu trả lời đúng là A: Những bông tulips đầu tiên được đế chế Ottoman gửi sang Vienna vào năm 1554 và rồi chuyển tiếp sang Augsburg, Antwerp, Amsterdam. Do có thời tiết phù hợp nên hoa Tuylip đã phát triển mạnh ở Hà Lan và từ đó mọi người đều nghĩ Hà Lan là cái nôi của những bông hoa đẹp này.

  • B. 1555

  • C. 1556

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ in hình gì?

8. Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ in hình gì?

  • A. Trăng lưỡi liềm và ngôi sao

    Câu trả lời đúng là A: quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ có nền đỏ, gồm một mặt trăng lưỡi liềm và một ngôi sao đều màu trắng. Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài là 2:3. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến màu đỏ hay hình ảnh trên lá cờ, nhưng nguồn gốc cụ thể vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Dù ngôi sao và trăng lưỡi liềm thường được xem là biểu tượng của Hồi giáo, nhưng thực tế chúng có lịch sử lâu đời nước khi Hồi giáo trỗi dậy. Các nền văn minh cổ đại trên khắp Trung Đông đã sử dụng mặt trăng lưỡi liềm làm biểu tượng tôn giáo và thành phố cổ đại Byzantium được dành riêng để tôn vinh nữ thần Mặt Trăng Diana. Một ngôi sao, biểu tượng của Đức Mẹ Mary, được thêm vào hình trăng lưỡi liềm khi Constantinus Đại đế biến Kitô giáo thành đức tin chính thức của Đế Quốc La Mã và đổi tên thành phố thành Constantinople. Hình lưỡi liềm và ngôi sao bắt đầu gắn liền với Hồi giáo khi các dân tộc Turk theo Hồi giáo ở Trung Á chiếm được bán đảo Tiểu Á (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và thêm biểu tượng này vào lá cờ đỏ trơn của họ. Trong nhiều thế kỷ Đế quốc Ottoman tồn tại, một số phiên bản khác của lá cờ cũng được sử dụng, hầu hết kết hợp hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, nền màu đỏ hoặc xanh lá cây. Vào tháng 6 năm 1793, cờ hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ có nền đỏ, hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng, nhưng sao có tám cánh thay vì năm cánh. Số cánh sao được giảm vào khoảng năm 1844. Thiết kế lá cờ hiện tại được tái xác nhận là quốc kỳ vào ngày 5/6/1936, sau cuộc cách mạng do Atatürk lãnh đạo, người đã thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923 khi triều đại Ottoman sụp đổ.

  • B. Mặt Trời tỏa tia nắng

  • C. Không có hình biểu tượng, chỉ có ba sọc ngang

Tôn giáo phổ biến ở Istanbul là?

9. Tôn giáo phổ biến ở Istanbul là?

  • A. Hồi giáo

    Câu trả lời đúng là A: Trong hầu hết lịch sử của thành phố này và cả ngày nay, Istanbul là một thành phố thế giới, nhưng thành phố này đã trở nên đồng nhất hơn kể từ cuối thời Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, phần lớn các nhóm thiểu số tôn giáo và dân tộc của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tập trung ở Istanbul. Tuyệt đại đa số dân cư khắp Thổ Nhĩ Kỳ, và Istanbul nói riêng, tự xem mình là người Hồi giáo, cụ thể hơn là nhánh Hồi giáo Sunni. Hầu hết người Sunni tuân theo trường phái tư tưởng Hanafi, mặc dù khoảng 10% người Sunni theo trường phái Shafi'i. Giáo phái Hồi giáo lớn nhất ngoài Sunni ở Thổ Nhĩ Kỳ là Alevi, chiếm 4,5 triệu dân, một phần ba trong số đó sống ở Istanbul. Các phong trào thần bí, như Sufi giáo, chính thức bị cấm sau khi nền Cộng hòa thành lập, nhưng vẫn thu hút một lượng lớn tín đồ.

  • B. Cơ đốc giáo

  • C. Tin lành

Cùng chuyên mục

Xem thêm Quizz

Mới - Nóng