(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Bầu cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam 2024

bầu cử diễn ra tại Việt Nam năm 2024

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Khangdora2809 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:39, ngày 19 tháng 5 năm 2024. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước vào ngày 20 tháng 3 và ông Vương Đình Huệ từ chức Chủ tịch Quốc hội vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, Việt Nam tiếp tục bị trống hai vị trí lãnh đạo trong thời gian dài. Tại kỳ họp thường kỳ thứ 7 của Quốc hội Việt Nam khóa XV đã quyết định bổ sung công tác nhân sự và tổ chức bầu cử gián tiếp cho hai chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam năm 2023

← 2023 21 tháng 5 năm 2024 2026 →
 
Đề cử Chủ tịch nước
Tô Lâm
Chủ tịch Quốc hội
Trần Thanh Mẫn
Đảng Đảng Cộng sản Đảng Cộng sản

Chủ tịch nước
Chủ tịch Quốc hội
trước bầu cử

Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch nước
Chủ tịch Quốc hội
sau bầu cử

Chưa rõ

Dự kiến cuộc bầu cử được diễn ra trong ngày đầu tiên của kỳ họp thường kỳ thứ 7.

Bối cảnh

Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ từ chức

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định cho phép Võ Văn Thưởng, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương ĐảngChủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm. Ông trở thành chủ tịch nước thứ hai tại Việt Nam từ chức trong vòng một nhiệm kỳ. Việc ông từ chức được cho là phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu", "vi phạm về quy định những điều đảng viên không được làm" và một số lý do khác.[1][2] Tuy nhiên, trong các báo cáo không đề cập đến các hành vi sai trái của ông.[3] Theo truyền thông phương Tây, các sai phạm của ông có thể liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn trong thời gian làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.[4][5] Sự từ chức của ông cũng được diễn ra trong giai đoạn chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được đẩy mạnh nhất.[6] Trước ông Võ Văn Thưởng, trong chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã khiến nhiều cán bộ cấp cao cũng đã phải rời khỏi vị trí của mình như Nguyễn Xuân Phúc từ chức do phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu", Chu Ngọc Anh bị xét xử 3 năm tù giam, Nguyễn Thanh Long bị xét xử 18 năm tù giam,... do những sai phạm liên quan đến Việt Á.[7]

Không lâu sau đó, vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam tiếp tục thông báo quyết định cho phép Vương Đình Huệ, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trịChủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm.[8] Ông trở thành "trụ" thứ ba trong số tứ trụ của Việt Nam từ chức trong vòng một nhiệm kỳ sau Nguyễn Xuân PhúcVõ Văn Thưởng. Đồng thời, cũng là người thứ 5 thôi chức khỏi vị trí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13.[9] Ông từ chức với lý do vi phạm "Quy định những điều Đảng viên không được làm", "Quy định về trách nhiệm nêu gương của các bộ, đảng viên" và "Chịu trách nhiệm người đứng đầu".[8] Thông tin ông từ chức được đưa ra vài ngày sau khi Phạm Thái Hà – trợ lý của ông bị bắt giữ do các sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An. Việc miễn nhiệm ông đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 2 tháng 5 năm 2024.[10]

Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14

Vào năm 2021, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp.[11] Ông là 1 trong 10 trường hợp "đặc biệt" đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[12] Vào năm 2024, ở độ tuổi 79, sức khỏe của ông Trọng được cho là suy giảm. Hồi ngày 14 tháng 4 năm 2019, khi ông Trọng đắc cử nhiệm kỳ thứ hai cũng được cho là bị đột quỵ khi đang công tác tại Kiên Giang. Trong nhiều lần công khai sức khỏe với báo chí, ông Trọng cũng khẳng định bản thân mình "không khỏe lắm".[13] Trước khi bế mạc Đại hội lần thứ 13, ông Trọng cũng có phát biểu về tình hình sức khỏe của mình, "Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành".[14] Theo truyền thông phương Tây, vì ảnh hưởng sức khỏe và ở giai đoạn tuổi tác cao, nhiều khả năng cao ông không thể tiếp tục nhiệm kỳ mới với vai trò Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, nhiều đối thủ bắt đầu chen chân hạ bệ nhau để tranh giành quyền lực và kế nhiệm ông Trọng.[15][16]

Diễn biến

Đảng Cộng sản Việt Nam giới thiệu công tác nhân sự

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18 tháng 5 năm 2024, sau một phiên họp tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội.[17] Đây là phiên họp lãnh đạo chủ chốt đầu tiên sau khi Hội nghị Trung ương khóa XIII lần thứ 9 được thông qua.[18] Việc giới thiệu công tác nhân sự được diễn ra vài ngày sau khi Bộ Chính trị Việt Nam bổ sung thêm 4 Ủy viên Bộ Chính trị bao gồm Lê Minh Hưng, Nguyễn Trọng Nghĩa, Bùi Thị Minh HoàiĐỗ Văn Chiến.[19]

Theo Bùi Văn Cường – Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Việc Đảng giới thiệu cán bộ cho Quốc hội bầu cử ở các vị trí các cơ quan Nhà nước được xem là "một trong các phương thức lãnh đạo của Đảng".[20] Đồng thời, trong trường hợp Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước, ông vẫn được cho là sẽ kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an cho đến hết nhiệm kỳ.[20][21]

Bầu cử

Trong cuối giờ họp Quốc hội sáng ngày 20 tháng 5, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành công tác nhân sự lần lượt bầu chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước. Theo dự kiến của Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, các quá trình sẽ hoàn tất vào sáng ngày 22 tháng 5.[20]

Phản ứng

Theo hãng thông tấn Reuters, việc Tô Lâm được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch nước là một trong các bước khả thi để đưa ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thay ông Nguyễn Phú Trọng.[21] Trả lời trên BBC News, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore cho rằng Hiến pháp Việt Nam không cho phép việc vừa là Chủ tịch nước lại đi kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an như ông Tô Lâm. Cụ thể, trong khi Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công an là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Việc này được cho là sẽ gây ra xung đột thẩm quyền và không tập trung dân chủ của Việt Nam. Trong trường hợp này, ông Lâm có thể miễn nhiệm chức vụ của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tư cách là nguyên thủ quốc gia nhưng ông Phạm Minh Chính cũng có quyền miễn nhiệm ông ở chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.[22] Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, Hiến pháp Việt Nam cũng không cấm cụ thể việc Chủ tịch nước có quyền kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng khác. Trước đây, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng đã từng có thời gian kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.[22]

Tham khảo

  1. ^ Anh Văn (20 tháng 3 năm 2024). “Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Lê Hiệp (20 tháng 3 năm 2024). “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Việt Nam: Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức”. RFI. 20 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Sui-Lee Wee (20 tháng 3 năm 2024). “Vietnam's President Resigns Over Communist Party Breaches, State Media Says”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ “Vietnam's President Vo Van Thuong resigns amid anticorruption campaign”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ “Explainer: Vietnam's president resigns: who's who and what comes next?”. Reuters. 21 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Trung ương Đảng tổ chức hội nghị giữa tin đồn thay đổi nhân sự cấp cao”. BBC News Tiếng Việt. 19 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ a b Nguyễn Hoàng (26 tháng 4 năm 2024). “Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ “Giới quan sát: Vương Đình Huệ từ chức cho thấy dấu hiệu khủng hoảng chính trị thượng tầng”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 27 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Thái Sơn (22 tháng 4 năm 2024). “Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ Lê Hiệp (31 tháng 1 năm 2021). “Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư khóa XIII”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ Lê Hiệp; Vũ Hân (31 tháng 1 năm 2021). “10 trường hợp "đặc biệt" trúng cử Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ “Sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được quan tâm, công an địa phương bất ngờ bác bỏ”. BBC News Tiếng Việt. 14 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ Đà Trang; Viễn Sự; Tiến Long (1 tháng 2 năm 2021). “Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Tôi xin nghỉ nhưng Đại hội bầu, đảng viên phải chấp hành'. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ “Head of Vietnam's parliament resigns amid corruption probe” [Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ chức vì điều tra tham nhũng]. AP News (bằng tiếng Anh). 26 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ Wee, Sui-Lee (26 tháng 4 năm 2024). “Resignation of Vietnam's Parliament Chief Stirs Fresh Political Chaos” [Việc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ chức sẽ gây ra sự hỗn loạn chính trị mới]. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Trường Phong (18 tháng 5 năm 2024). “Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ “Trung ương giới thiệu bầu đồng chí: Tô Lâm làm Chủ tịch nước, Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ “Bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 18 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ a b c Nguyễn Tùng (19 tháng 5 năm 2024). “Quốc hội chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an”. Znews.vn. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ a b Phuong Nguyen; Khanh Vu; Francesco Guarascio (19 tháng 5 năm 2024). “Vietnam Communist party names police minister as state president”. Reuters. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ a b “Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công an?”. BBC News Tiếng Việt. 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.