(Go: >> BACK << -|- >> HOME <<)

Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vympel R-77”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lolcf4330 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Lolcf4330 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 27: Dòng 27:


Ngày 4 tháng 10 năm 2020, một vài thước phim của tiêm kích Su-57 cùng với tên lửa R-77M đã được công bố bởi Bộ quốc phòng Nga nhân dịp kĩ niệm lần thứ 100 của Trung tâm bay thử nghiệm Chikalov 929.<ref>{{Chú thích web|url=https://aviationweek.com/defense-space/missile-defense-weapons/russia-unveils-video-modernized-air-air-missile|tựa đề=Russia Unveils Video Of Modernized Air-To-Air Missile {{!}} Aviation Week Network|website=aviationweek.com|ngày truy cập=2022-05-21}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.thedrive.com/the-war-zone/36899/russian-air-to-air-missile-tests-signal-potential-new-capabilities-for-flanker-and-felon|tựa đề=Russian Air-To-Air Missile Tests Signal Potential New Capabilities For Flanker and Felon|họ=Newdick|tên=Thomas|ngày=2020-10-05|website=The Drive|ngôn ngữ=en|ngày truy cập=2022-05-21}}</ref>
Ngày 4 tháng 10 năm 2020, một vài thước phim của tiêm kích Su-57 cùng với tên lửa R-77M đã được công bố bởi Bộ quốc phòng Nga nhân dịp kĩ niệm lần thứ 100 của Trung tâm bay thử nghiệm Chikalov 929.<ref>{{Chú thích web|url=https://aviationweek.com/defense-space/missile-defense-weapons/russia-unveils-video-modernized-air-air-missile|tựa đề=Russia Unveils Video Of Modernized Air-To-Air Missile {{!}} Aviation Week Network|website=aviationweek.com|ngày truy cập=2022-05-21}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.thedrive.com/the-war-zone/36899/russian-air-to-air-missile-tests-signal-potential-new-capabilities-for-flanker-and-felon|tựa đề=Russian Air-To-Air Missile Tests Signal Potential New Capabilities For Flanker and Felon|họ=Newdick|tên=Thomas|ngày=2020-10-05|website=The Drive|ngôn ngữ=en|ngày truy cập=2022-05-21}}</ref>

Tên lửa có nét đặc trưng là 4 cánh giữ thăng bằng ở chính giữa và ở phía đuôi (giống như trên [[OTR-23 Oka]]). Phiên bản đầu của tên lửa có tầm bay hạn chế là 90&nbsp;km (55&nbsp;mi). Trên các báo cáo giới thiệu thì tên lửa được dẫn đường bằng quán tính với những thông tin cập nhật từ máy bay phóng tên lửa. Như tên lửa khác, khi cách mục tiêu khoảng 20&nbsp;km thì nó sẽ được [[ra đa|radar]] tích cực ở đầu tên lửa dẫn đường. Một sản phẩm cải tiến của R-77 đang được thực hiện, có tên mã là '''R-77M1''', và sẽ có bộ phận động cơ đẩy giống máy bay phản lực. Hệ thống tên lửa hạng nặng này sẽ có một tầm bay lớn, nó được sử dụng trong tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn (BVR) và chắc chắn sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của [[Nga]] sắp tới.


=== Sử dụng linh kiện nước ngoài ===
=== Sử dụng linh kiện nước ngoài ===

Phiên bản lúc 02:06, ngày 21 tháng 5 năm 2022

Vympel R-77/RVV-AE
{{{name}}}
{{{name}}}
Dữ liệu cơ bản
Chức năng Tên lửa không đối không
Hãng sản xuất Vympel
Giá thành500 - 800 nghìn USD/quả (tùy phiên bản)
Bay lần đầu tiên1984
Bắt đầu phục vụ 1994

Vympel R-77 (RVV-AE) (tên ký hiệu của NATO: AA-12 Adder) là một tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn, dẫn đường bằng radar chủ động. R-77 có tính năng tương đương với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.[1]

Việc phát triển tên lửa này bắt đầu từ năm 1980, nhưng do tiến độ chậm nên nó đã không được hoàn thành trước khi Liên Xô sụp đổ. Qua nhiều năm, chỉ có một phiên bản RVV-AE được sản xuất để xuất khẩu do việc sản xuất bị đình trệ do lệnh cấm vận vũ khí của Ukraine với Nga Chiến tranh Nga-Ukraine. Không quân Nga đã đưa phiên bản R-77-1 (AA-12B) vào hoạt động năm 2015,[2] chúng thường được các máy bay Su-35S triển khai trong các cuộc tuần tra trên không tại Syria. Phiên bản xuất khẩu của R-77-1 là RVV-SD.[3]

Phát triển

R-77 được bắt đầu phát triển vào năm 1982, tên lửa sử dụng một ngòi nổ cận địch bằng laser và một đầu nổ phân mảnh nổ trón có thể phá hủy nhiều loại mục tiêu khác nhau. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu như Tên lửa hành trìnhĐạn dược có điều khiển chính xác. Lần đầu xuất hiện tại Triển lãm hàng không Moscow (MAKS) 1992, nó đã được các nhà báo phuơng tây lấy biệt danh là Amraamski (vì có các tính năng giống tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mĩ). Phiên bản R-77 và RVV-AE có tầm bắn vào khoàng 80 km.[3][4] Tuy nhiên, Vympel đã không có đủ nguồn lực từ những năm 1990 đến thập kỉ tiếp theo để có thể phát triển thêm cho tên lửa R-77, kể cả cho Nga và xuất khẩu. Phiên bản đầu tiên này chỉ được trang bị với số lượng rất ít cho Không quân Nga.

Tên lửa có thể được trang bj trên các phiên bản nâng cấp của Su-27, MiG-29MiG-31. Một số Su-27 của Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, bao gồm cả phiên bản J-11 cũng có thể được trang bị loại tên lửa này. Phiên bản Su-30MKK với radar N001 có công nghệ kênh số hóa cũng có khả năng sử dụng tên lửa này.

Một số phiên bản nâng cấp đang được phát triển. Một trong số đó là RVV-AE-PD sử dụng động cơ được nâng cấp để tăng tầm bán ở độ cao lớn lên đến120-160 km. Ở một phiên bản khác, một đầu dò hồng ngoại đã được lắp đặt để tên lửa có thể tấn công mục tiêu bằng nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau, buộc máy bay bị tấn công phải vô hiệu hóa cả 2 loại phuơng thức dẫn đường thay vì 1 như trước đây, làm tăng tỉ lệ bắn hạ mục tiêu của tên lửa.[5]

Phát triển sâu

Tập đoàn tên lửa và vũ khi chiến thuật (TRV) đã tiết lộ về tên lửa RVV-SD và RVV-MD lần đầu tiên tại MAKS 2009. RVV-SD là phiên bản cải tiến của R-77, trong khi RVV-MD là một phiên bản khác của tên lửa Vympel R-73.

Dựa theo thông số kỹ thuật, phiên bản R-77-1 và RVV-SD nặng hơn 15 kg so với phiên bản đầu R-77 / RVV-AE. Tầm bắn tối đa được tăng lên 110 km. Tên lửa cũng dài hơn so với phiên bản đầu (3.71 m so vơi 3.6 m). Một vài cải tiến khác bao gồm cải tiến radar và cánh đuôi để làm giảm lực cản. Nhà sản xuất tên lửa Agat đã xác nhận rằng không còn cản trở gì về việc nâng cấp R-77, ngụ ý rằng đang có 2 phiên bản dành cho Nga và xuất khẩu đang được phát triển.

Vympel, là một phần của TRV, đã phát triển nhiều nâng cấp lớn so với phiên bản R-77-1. Phiên bản này có tên là Izdeliye 180 hay K-77M. Đây là phiên bản nâng cấp giữa thời gian hoạt động và được kì vọng sẽ là tên lửa tầm trung chính cho Sukhoi Su-57. Nâng cấp chủ yếu nhắm vào việc tăng tầm bắn. Phiên bản này sử dụng radar mảng pha quét chủ động và được kì vọng là sẽ có hiệu quả ngang với phiên bản mới nhất của AIM-120 AMRAAM. Mặc dù chúng sử dụng chung tên định danh với chuơng trình nâng cấp R-77M, người ta vẫn chưa biết liệu 2 tên lửa này có liên quan với nhau hay không.

Ngày 4 tháng 10 năm 2020, một vài thước phim của tiêm kích Su-57 cùng với tên lửa R-77M đã được công bố bởi Bộ quốc phòng Nga nhân dịp kĩ niệm lần thứ 100 của Trung tâm bay thử nghiệm Chikalov 929.[6][7]

Sử dụng linh kiện nước ngoài

Agat - công ty sản xuất radar bán chủ động 9B-1101K lắp trên tên lửa R-27R/ER, radar chủ động 9B-1103K trang bị cho R-27EA và radar chủ động 9B-1348E sử dụng trên R-77, đã công khai việc mua chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số TMS-320 của Texas Instruments (Mỹ) để gắn cho radar chủ động 9B-1103K.[8]

Lịch sử hoạt động

Đầu tháng 2 năm 2016, 4 chiếc Su-35S đã được triển khai đến Syria[9][10] như là một phần của Can thiệp quân sự của Nga trong nội chiến Syria. Những chiếc Su-35S được dùng để tác chiến không đối không, được trang bị một cặp tên lửa R-77, cùng với tên lửa tầm nhiệt R-27T và tên lửa R-73 gắn ở ngoài cùng.[11]

Thông số kỹ thuật

R-77 (AA-12 Adder)

Tham khảo

  1. ^ http://www.fas.org/man/dod-101/sys/missile/row/aa-12.htm. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “Russia's Most Feared Air-to-Air Missile Is Actually Kind of a Dud”. War Is Boring (bằng tiếng Anh). 14 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b “Air-to-air missile RVV-SD | Catalog Rosoboronexport”. roe.ru. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “Tactical Missiles Corporation JSC”. web.archive.org. 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Kopp, Carlo (1 tháng 3 năm 1982). “Heat-Seeking Missile Guidance”. Australian Aviation. 1982 (March).
  6. ^ “Russia Unveils Video Of Modernized Air-To-Air Missile | Aviation Week Network”. aviationweek.com. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ Newdick, Thomas (5 tháng 10 năm 2020). “Russian Air-To-Air Missile Tests Signal Potential New Capabilities For Flanker and Felon”. The Drive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “Mỹ ôm hận khi Nga vượt mặt công nghệ tên lửa không đối không”.
  9. ^ tass.com http://tass.com/defense/853613. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ tass.ru http://tass.ru/en/defense/854549. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  11. ^ https://www.reddit.com/r/syriancivilwar/comments/44c1ys/su35s_in_syria_with_new_airtoair_r771_missiles/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài

Các loại tên lửa không đối không của Nga
AA-1 'Alkali' - AA-2 'Atoll' - AA-3 'Anab' - AA-4 'Awl' - AA-5 'Ash' - AA-6 'Acrid' - AA-7 'Apex' - AA-8 'Aphid' - AA-9 'Amos' - AA-10 'Alamo' - AA-11 'Archer' - AA-12 'Adder' - AA-X-13 'Arrow'