Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Botminh24/nháp/1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 125: Dòng 125:
[[Tập tin:Bản vẽ thành Điện Hải, Đà Nẵng. Bản vẽ thực hiện vào năm thứ 4 của triều đại Minh Mạng.jpg|nhỏ|Bản vẽ thành Điện Hải]]
[[Tập tin:Bản vẽ thành Điện Hải, Đà Nẵng. Bản vẽ thực hiện vào năm thứ 4 của triều đại Minh Mạng.jpg|nhỏ|Bản vẽ thành Điện Hải]]
{{maplink|frame=yes|frame-width=280|zoom=15|type=point}}
{{maplink|frame=yes|frame-width=280|zoom=15|type=point}}

'''Thành Điện Hải''' là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường [[Thạch Thang]], quận [[Hải Châu]], thành phố [[Đà Nẵng]], [[Việt Nam]]. Đây là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của [[thực dân Pháp]] vào Đà Nẵng những năm 1858–1860.<ref>{{Chú thích web|url=http://danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=1740&_c=163|tựa đề=Thành Điện Hải|website=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng}}</ref>
'''Thành Điện Hải''' là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường [[Thạch Thang]], quận [[Hải Châu]], thành phố [[Đà Nẵng]], [[Việt Nam]]. Tòa thành được xây dựng lần đầu vào năm [[Gia Long]] thứ 12 (năm [[1813]]) với mục đích kiểm soát tàu thuyền và trấn giữ Đà Nẵng. Đến năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) thành được di dời và xây dựng lại theo kiến trúc kiểu [[Các pháo đài do Vauban thiết kế tại Pháp|Vauban]]. Đây là pháo đài có vai trò vô cùng quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của [[thực dân Pháp]] vào Đà Nẵng những năm 1858–1860.<ref>{{Chú thích web|url=http://danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=1740&_c=163|tựa đề=Thành Điện Hải|website=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng}}</ref>


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==

Phiên bản lúc 21:59, ngày 11 tháng 5 năm 2024

Thành Điện Hải
Bản vẽ thành Điện Hải, Đà Nẵng được thực hiện vào năm thứ 4 của triều đại Minh Mạng
Vị tríĐường Thành Điện Hải, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Diện tích26.519 m2
Chiều caoTường thành: 5 m
Xây dựngTháng 2 năm Gia Long thứ 12 (1813)
Xây dựng choTrấn giữ Đà Nẵng
Xây dựng lạiNăm Minh Mạng thứ 4 (1823)
Kiến trúc sưVua Gia Long
Phong cách kiến trúcKiến trúc Vauban
Lượng tham quan198.923 (năm 2017)
Cơ quan quản lýBảo tàng Đà Nẵng
Tên chính thức: Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải
LoạiDi tích lịch sử
Ngày nhận danh hiệuNgày 25 tháng 12 năm 2017
Số hồ sơ tham khảoSố 2082/QĐ-TTg
Công nhận bởiThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Một khẩu súng thần công trong khuôn viên Thành Điện Hải
Bản vẽ thành Điện Hải

Lỗi Lua: Tọa độ phải được xác định trên Wikidata hoặc trong |coord=.

Thành Điện Hải là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Tòa thành được xây dựng lần đầu vào năm Gia Long thứ 12 (năm 1813) với mục đích kiểm soát tàu thuyền và trấn giữ Đà Nẵng. Đến năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) thành được di dời và xây dựng lại theo kiến trúc kiểu Vauban. Đây là pháo đài có vai trò vô cùng quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858–1860.[1]

Lịch sử

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 (năm Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Đến năm 1823 (năm Minh Mạng thứ 4), đồn được dời vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và được xây dựng bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15), đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Năm 1847 (năm Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng, có hình vuông chu vi 556 m, thành cao hơn 5 m, xung quanh là hào sâu 3 m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía nam (cửa chính), một cửa mở về phía đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành có kiến trúc kiểu Vauban.

Ngày 16 tháng 11 năm 1988, thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg công nhận Thành Điện Hải là di tích quốc gia đặc biệt.[2][3]

Tham khảo

  1. ^ “Thành Điện Hải”. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
  2. ^ “Thành Điện Hải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. 27 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Quyết định số 2082/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài